Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 9 kết quả

"Người đi, trà lạnh': Nỗi ân hận muộn màng

Ngày phát hành 10:22 | 17/3/2023

Lượt nghe: 875

Gia đình là đề tài muôn thuở của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật. Câu chuyện chúng ta vừa nghe lấy bối cảnh và không gian sống của một gia đình chỉ có người cha (tên Mạnh) và cô con gái (tên An). Ông Mạnh một mình nuôi con gái từ lúc còn bé cho đến khi đã là một thiếu nữ trưởng thành và đang theo học đại học. Sự hy sinh của ông Mạnh thầm lặng, nhẫn nại đến mức ông sẵn sàng chịu oan, nhận tiếng xấu về mình để giữ lại hình ảnh đẹp về người mẹ trong lòng cô con gái. Trong cuộc sống hàng ngày, ông chăm chút cho An từng li từng tí trong khi An quá vô tâm, thậm chí nhiều lúc còn tỏ ra căm ghét, coi thường bố mình vì cứ nghĩ do bố cờ bạc nên mẹ mới bỏ đi nơi khác. Sự hy sinh của ông Mạnh ngày càng lớn hơn khi ông chấp nhận nuôi cả đứa con ngoài giá thú đang nằm trong bụng An chờ ngày ra đời, ông sẵn sàng làm một người lao động phổ thông, chạy xe ôm kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống hai cha con cũng như dành dụm cho đứa cháu trong tương lai. Tình huống éo le và trớ trêu ở chỗ kẻ gây ra cái chết cho ông Mạnh chính là Huy, người đã phụ bạc và chạy trốn khỏi An khi biết cô có bầu. Chỉ khi ông Mạnh không còn nữa, qua lá thư mẹ để lại tìm thấy trên người ông Mạnh, An mới hiểu về sự hy sinh to lớn của cha mình nhưng tất cả đã muộn mất rồi. Lần đầu tiên cô gắp một miếng thức ăn ngon cho cha là khi cha đã trở thành một di ảnh trên bàn thờ. Sự vô tâm đã kéo dài quá lâu và nay chẳng còn cơ hội sửa chữa, chỉ còn lại những day dứt xót xa. Câu chuyện thật cảm động và để lại ám ảnh trong tất cả mỗi người nghe, người đọc. Một thông điệp thật quan trọng mà tác giả dường như muốn gửi tới mỗi chúng ta: Hỡi những đứa con, hãy biết quan tâm nhiều hơn mỗi ngày tới cha mẹ của mình và đừng vội vàng phán xét về mọi chuyện khi mình còn chưa thấu đáo. Đừng để nỗi ân hận và nuối tiếc sẽ phải kéo dài trong suốt quãng đời còn lại của mỗi đứa con khi một ngày cha mẹ không còn nữa trên đời. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Trôi trong suối lạnh”: Sự thức tỉnh đúng đắn

Ngày phát hành 10:37 | 24/1/2024

Lượt nghe: 1114

Câu chuyện xoay quanh mối tình âm thầm, sục sôi, đau khổ và tan nát của Khai Dèn, một chàng trai bản, dành cho Cà Xé, - một cô gái núi đã nhuốm màu phố thị... Ngày trước, nhà Khai Dèn với nhà Cà Xé chỉ cách nhau một khe suối và quả đồi bằng. Lúc nhỏ, hai đứa và bọn trẻ trong bản thường chơi chung với nhau. Hè đến lũ trẻ rủ nhau tắm suối, té nước, nô đùa chí chát vang khắp núi đồi. Bố Khai Dèn và bố Cà Xé từng là đôi bạn rất thân, họ cùng đi buôn bán đường xa. Nhưng rồi bố Khai Dèn mất sau một vụ tai nạn, và số phận của hai gia đình cùng những đứa trẻ từ đó thật khác nhau. Nếu như Khai Dèn phải nghỉ học để cáng đáng mọi việc trong gia đình thì Cà Xé ngày càng được cưng chiều vì gia đình khá giả, cô lại xinh đẹp, khéo léo, múa giỏi. Cà Xé xuống huyện học thì càng trở nên xa xôi với Khai Dèn. Vẫn biết mình và Cà Xé như hai dòng suối nhỏ khó lòng gặp nhau, nhưng Khai Dèn vẫn muốn lại gần, vẫn âm thầm hi vọng, bởi chả điều gì ngăn được trái tim yêu của một chàng trai trẻ. Nhưng rồi, cái đêm dân bản tiễn đoàn làm phim, cũng chính là cái đêm Khai Dèn nhận ra trái tim mình đã trao gửi nhầm chỗ, Cà Xé có lối sống khác xa với những cô gái núi, khác xa với những gì Khai Dèn vẫn tự thêu dệt, huyễn tưởng trong tâm trí. Hành động Khai Dèn vứt chiếc bút Cà Xé tặng, thả nốt cả cái khăn mùi soa định tặng cô như một sự thức tỉnh, sự dứt khoát từ bỏ một mối tình đơn phương, cũng là từ bỏ thứ không phù hợp với mình. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở chuyện tình của một đôi trai gái, nó còn truyền tải thông điệp về giữ gìn bản sắc văn hóa, lối sống của một bộ phận thanh niên miền núi trong bối cảnh hòa nhập đời sống hiện đại và giao thoa văn hóa giữa các vùng miền hiện nay. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Chiêm bao đất”: Đất lạnh nhưng ấm nồng tình người

“Chiêm bao đất”: Đất lạnh nhưng ấm nồng tình người

Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2019

Lượt nghe: 642

Truyện ngắn là câu chuyện xúc động kể lại chặng đường đi tìm hài cốt đồng đội của nhân vật xưng tôi. Ông không có tên mà đại diện cho hàng vạn người lính tình nguyện từng chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Camphuchia 40 năm trước...(Đọc truyện đêm khuya phát 04/04/2019)

“Chuyện Cò Cung”: Nóng lạnh tình người

“Chuyện Cò Cung”: Nóng lạnh tình người

Ngày phát hành 16:51 | 16/8/2021

Lượt nghe: 955

Truyện ngắn viết về cuộc đời của anh lính Quyết Thắng với cái tên thân mật là Cò Cung. Dù là con liệt sĩ, là cháu độc định của họ Lại nhưng Cò Cung vẫn viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Người thanh niên trẻ tuổi đầy sức sống lên đường ra trận trong nỗi bịn dịn của người thân yêu và cả dân làng. Chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại mấy năm rồi mà Cò Cung vẫn chưa trở về. Người mẹ già sau mấy năm mong chờ mòn mỏi đã mất vì đau khổ còn người thương là cô Vân cũng đi lấy chồng. Nhiều năm trôi qua bỗng một ngày Cò Cung bất ngờ trở về làng. Người lính trở về với vết thương chiến tranh trên cơ thể và cả tinh thần. Dân làng ai cũng nhận ra người đàn ông tâm thần đó là anh lính Quyết Thắng nhưng vì không có giấy tờ nên anh không được hưởng những chính sách giành cho thương bệnh binh. Người thương binh đã hi sinh , mất mát trong cuộc chiến giờ đây đối diên với sự nóng lạnh của tình người. Trong khi bà con làng xóm, ông Trúc yêu thương đùm bọc anh thì chồng của cô Vân là Tình cùng các em gái cô Vân lại ghẻ lạnh với anh. Sự xuất hiện của ông Thông, người đồng đội của Cò Cung mang đến hy vọng chứng minh thân phận cho người lính. Thế nhưng đến khi mất, Cò Cung vẫn không được đền đáp xứng đáng cho sự hi sinh của anh. Truyện ngắn có đề tài hậu chiến xúc động về số phận người thương bệnh binh khi trở về quê nhà của mình. Đất nước đã hòa bình, thống nhất nhưng những đau thương, thiệt thòi vẫn đè nặng lên cuộc sống của không ít thương bệnh binh và gia đình của họ. Nhân vật Cò Cung trong truyện ngắn là một người như vậy. Chiến tranh loạn lạc khiến không ít người lính không đủ điều kiện chứng minh thân phận của mình, những người lính hoạt động bí mật, những bất cập trong cơ chế, quy trình xác nhận để hương chế độ đền ơn đáp nghĩa khiến không ít người lính chịu thiệt thòi. Với giọng văn giàu cảm xúc, những chi tiết xúc động như sự chiến đấu anh dũng của Cò Cung, tình cảm đùm bọc của dân làng, hình ảnh hai đứa trẻ đặt viên đá trên mộ Cò Cung mang đến nhiều thương cảm cho người đọc, người nghe...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Gió lạnh đầu mùa”: Nhen lên ngọn lửa yêu thương

“Gió lạnh đầu mùa”: Nhen lên ngọn lửa yêu thương

Ngày phát hành 14:58 | 24/1/2021

Lượt nghe: 4397

Nhà văn Thạch Lam là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. “Gió lạnh đầu mùa” (sáng tác năm 1937) là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông. (Điểm hẹn văn nghệ 23/01/2021)

“Trăng lạnh”: Hơi ấm tình người

“Trăng lạnh”: Hơi ấm tình người

Ngày phát hành 11:39 | 12/3/2024

Lượt nghe: 1152

Trong xã hội hiện đại, vấn đề bi kịch trẻ vị thành niên luôn là nỗi lo lắng, thậm chí ám ảnh không của riêng ai. Đề tài này trở thành đối tượng phản ánh, khai thác của nhiều nhà văn. Với giọng văn giàu chất trữ tình, truyện ngắn “Trăng lạnh” của tác giả Tạ Thị Thanh Hải đã mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm. Có lẽ độc giả ấn tượng ngay từ nhan đề của truyện. Trăng lạnh hay đó chính là một nốt trầm trong bản hòa ca cuộc sống lao xao bộn bề, tác giả đã lựa chọn ngôi kể thứ nhất như hóa thân vào nhân vật, để nhân vật chính tự kể lại những gì mà mình đã trải qua, đan cài giữa tự sự và biểu cảm, để rồi mỗi chi tiết như gieo vào lòng độc giả nỗi niềm cảm thông xa xót. Cô bé là kết quả của tình yêu, đam mê và hiến dâng nhưng cô lại thấy mình chỉ như một hạt máu rơi, một hạt bụi vô duyên bám vào chiếc áo choàng xa hoa của đời mẹ. Và cô đã trở thành một quân cờ trong tay của người cha dượng mưu mô trong một nước cờ cao tay để cứu mẹ và dượng thoát khỏi vòng lao lý. Bi kịch bị đẩy lên cao trào đau đớn hơn khi cô bé vô tình trở thành nạn nhân trong cuộc trao đổi giữa cha dượng và cha đẻ của mình. Thật xót xa biết bao. Nhưng chính trong giây phút căng thẳng nhất ấy, tác giả đã tự giải nguy cho cô bé. Người đàn ông ở trong trạng thái say mềm bất lực vẫn còn một chút nhân tính nên đã để cho cô bé đi. Chi tiết nhỏ ấy đã trở thành điểm sáng của câu chuyện. Nỗi xót xa đắng đót của nhân vật chính đã được hóa giải. Hoàn cảnh và nỗi niềm của cô bé Nguyệt có lẽ ta dễ bắt gặp đâu đó ngoài đời. Thông qua nhân vật ấy, tác giả đã muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về lòng nhân ái và sự sẻ chia rằng, xin hãy đừng để đam mê lầm đường lạc lối hóa thành thù hận. Xin hãy lắng nghe lời tha thiết nguyện cầu của những trái tim trong trẻo, để cuộc đời này bớt đi những bi kịch oan khiên…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

Đọc truyện “Tháng mười một ở thung lũng Mumi” - Buổi thứ 2 - Mưa lạnh ư

Đọc truyện “Tháng mười một ở thung lũng Mumi” - Buổi thứ 2 - Mưa lạnh ư

Ngày phát hành 22:54 | 28/11/2022

Lượt nghe: 125

Thung lũng Mumi bắt đầu đón những cơn gió lạnh và mưa, trông mọi thứ thật ảm đạm và buồn tẻ. Homsu lại nghĩ khác, cậu thích nhìn sự đổi thay ấy, cậu chứng kiến khu rừng thông sẫm trong mưa lạnh, nhớ lại không khí đầm ấm quây quần bên gia đình. Mumi bố và Mumi mẹ luôn đem lại niềm vui cho cậu... (Văn nghệ thiếu nhi 12/11/2022)

Truyện ngắn "Đêm tình Khau Vai": Ấm tình trong sương lạnh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2016

Lượt nghe: 3959

Nghe và đọc "Đêm tình Khau Vai", chúng ta như đi xuyên qua một đêm lạnh giá, ướt đẫm sương nhưng không thấy lạnh. Chỉ thấy tình yêu chấp chới bay lên trong “khoảnh khắc ngắn ngủi mà hạnh phúc đến vô cùng…” (Đọc truyện đêm khuya 02/01/2016)

Truyện ngắn “Người vợ câm”: Khi cái ác lạnh lùng đắc ý

Truyện ngắn “Người vợ câm”: Khi cái ác lạnh lùng đắc ý

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2019

Lượt nghe: 1139

Khoảnh khắc lưỡi dao dài và cong xuyên vào cổ họng người phụ nữ - đó là khoảnh khắc thật bất ngờ, đau đớn. Nỗi đau đến tê dại, bàng hoàng, không chỉ ở thời điểm đó, mà cả mãi về sau, truyền tới chúng ta niềm bi phẫn, xót xa. Một hành động ghê tởm, được kẻ thủ ác thực hiện bình tĩnh, chính xác, lạnh lùng, đắc ý. Lấy đi hai sinh mạng, nhưng người đàn ông vẫn điềm nhiên sống ngoài ánh sáng, hàng ngày nói cười cùng bộ mặt đạo đức giả. Còn người phụ nữ, sự sống đã dừng lại khi lưỡi dao xuyên vào cổ họng. Khoảng thời gian sau đó là một cực hình khủng khiếp, hàng ngày tra tấn, vò nát con tim chị… (Đọc truyện đêm khuya 07/10/2019)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya